Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:Gánh bánh mì hơn nửa thế kỷ ở TP.HCM: '5.000 đồng cũng bán, ai khổ cho luôn'
Ngày 22.2, tin từ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 và ông Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Trà Vinh, đồng chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đại tá Trương Thanh Phong, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tham mưu trưởng Quân khu 9; Đại tá Phan Minh Hưng, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 330, Quân khu 9, được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh. Tại hội nghị, ông Ngô Chí Cường chúc mừng 2 lãnh đạo quân sự nhận nhiệm vụ công tác mới. Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phan Minh Hưng khẳng định sẽ thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đồng thời kế thừa tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy để quản lý và điều hành đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.Phát biểu tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Xuân Dắt mong muốn đại tá Trương Thanh Phong và đại tá Phan Minh Hưng trên cương vị mới sẽ phát huy năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác; đồng thời, thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Chuyển nhượng thế giới: Cuộc đua vượt mốc 1 tỉ euro
Đội bóng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã giành chiến thắng với tỷ số 4-0 trước Trường ĐH Lạc Hồng, để khép lại vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025 với kết quả toàn thắng, ghi được 29 bàn thắng và chỉ đúng 1 lần nhận bàn thua.Đây là lần thứ 2 liên tiếp thầy trò HLV Lê Hữu Phát giành được tấm vé duy nhất đại diện vòng loại khu vực Đông Nam bộ một cách thuyết phục, khi cho thấy sự vượt trội so với phần còn lại.Việc trận chung kết diễn ra như trận đấu nội bộ giữa 2 đội bóng Đồng Nai cũng cho thấy phong trào bóng sinh viên mạnh mẽ của địa phương này. Có thể thua kém Bình Dương ở sân chơi V-League chuyên nghiệp, nhưng Đồng Nai đang dẫn điểm ở mặt trận bóng đá sinh viên.Vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025 năm nay vẫn tổ chức trên sân Bàu Thành được nâng cấp, hoàn thiện càng khang trang hơn, giúp những đội bóng có nhiệt huyết đầu tư Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai an tâm di chuyển đến sớm, ăn trưa và nghỉ ngơi giúp chất lượng các trận đấu được cải thiện rõ rệt.Vòng loại lần này đánh dấu sân Bàu Thành sẽ thuộc huyện mới mang tên Long Đất, nhưng rõ ràng sự quan tâm, ủng hộ và đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương, các doanh nghiệp và đơn vị đồng hành.Chính sự chung tay tổng lực, hết mình này đã giúp sân bóng rất đẹp Bàu Thành trở thành sân khấu hoàn hảo cho 6 đội bóng đến từ các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai tranh tài, với tổng cộng 9 trận đấu sôi nổi, hấp dẫn nhận được nhiều tràng pháo tay từ các CĐV.Ở mùa giải trước, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai trong lần đầu tiên tham dự đã chơi xuất sắc, đoạt tấm HCĐ chung cuộc ở vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2024. Điều này đã đem đến những khích lệ rất lớn cho các đội bóng tại vòng loại Đông Nam bộ.Hy vọng rằng với kinh nghiệm đã dày dạn hơn, tính tổ chức cao hơn, thầy trò HLV Lê Hữu Phát ở lần thứ 2 tham dự vòng chung kết sẽ cải thiện được thành tích của mình trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tháng 3 tới.Các danh hiệu tập thể và cá nhân vòng loại khu vực Đông Nam bộ:* Vua phá lưới: Hoàng Văn Phúc (12, Trường ĐH Bình Dương, 13 bàn - phần thưởng 3 triệu đồng)* Thủ môn xuất sắc: Vũ Trọng Trung (1, Trường ĐH Lạc Hồng - phần thưởng 3 triệu đồng)* Giải nhì: Trường ĐH Lạc Hồng (5 triệu đồng)* Giải nhất: Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (10 triệu đồng)Ban tổ chức xin chân thành cám ơn Công ty TNHH Đông Nam, Công ty CP xây dựng DIC Holdings, Công ty TNHH Hà Lộc, Công ty TNHH Thực phẩm Long Phước, Công ty Dược phẩm và Thiết bị y tế Vũng Tàu, Công ty xây dựng Minh Phúc Lộc, Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO, Công ty TNHH Một thành viên Thành Tây Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại Pallet Thanh Mai, Công ty CP Dịch vụ Môi trường và Công trình Đô thị Vũng Tàu, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Đông Dương, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng H.Châu Đức, Công ty CP Thịnh Tài, Công ty TNHH Allgreen Vượng Thành-Trùng Dương, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phạm Khang, Công ty CP Sonadezi Châu Đức, Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Xây dựng Thiên Ân, Liên doanh Việt Nga- Vietsopetro, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Vũ Sơn, Công ty TNHH Bệnh viện Asia Phú Mỹ, Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Trung, Công ty Tín Nghĩa Xuyên Mộc, Công ty TNHH Vận tải Dịch vụ Du lịch Hoa Mai, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã hỗ trợ cho giải đấu.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Hãy để Quang Hải, Công Phượng… xuất ngoại!
Họ lách qua những cánh đồi tháng chạp